Đời nhà Lương Hàn Tử Cao

Hàn Man Tử xuất thân hèn kém. Trong loạn Hầu Cảnh, ông sống ở kinh thành. Sau loạn, Trần Thiến ra giữ Ngô Hưng, khi ấy Tử Cao được 16 tuổi, tết tóc trái đào, dung mạo mỹ lệ như ngọc, đang ở bến sông Hoài đi nhờ thuyền quân về quê, Trần Thiến trông thấy thì hỏi: "Muốn làm việc cho ta không?" ông nhận lời. Nhân đó Trần Thiến đổi tên cho Man Tử là Tử Cao. Ông tính cung kính cẩn thận, siêng năng hầu hạ, luôn giữ đao Bị Thân làm Truyền Tửu Chích [2]. Trần Thiến tính nóng nảy, nhưng Tử Cao luôn nắm bắt được ý chủ. Khi trưởng thành, bắt đầu tập luyện cưỡi ngựa bắn cung, rất có can đảm, tỏ ý muốn làm tướng soái, Khi dẹp Đỗ Kham, Tử Cao được cấp cho binh sĩ. Trần Thiến rất sủng ái ông, luôn giữ ở bên cạnh. Trần Thiến thường mơ thấy mình cưỡi ngựa lên ngựa, gặp chỗ cao trên đường chỉ chực ngã nhào, được Tử Cao đẩy trở lại lưng ngựa.

Khi Trần Thiến cùng Chu Văn Dục đánh Trương Bưu, trong đêm giao chiến, quân đội của Trần Thiến tan rã, chỉ có Tử Cao ở bên cạnh. Trần Thiến sai Tử Cao đi tìm Chu Văn Dục, gặp được, quay về hồi đáp. Sau đó, ông trong đêm tối kêu gọi tướng sĩ, tập hợp bọn họ, rồi dẫn đường đưa mọi người và Trần Thiến đến doanh trại của Chu Văn Dục. Hôm sau, bộ tướng của Trương Bưu đầu hàng, Bưu chạy đi Tùng Sơn, quân nhà Lương bình định xong Chiết Đông. Trần Thiến bèn cấp thêm binh sĩ cho Tử Cao, ông tỏ ra khinh tài ái sĩ, nên rất nhiều người theo về.